[Giải đáp] Thành phố nào lớn nhất Việt Nam mới nhất 2022?

Theo thống kê từ Tổng cục thống kê thì Việt Nam hiện có 85 thành phố trên cả nước. Vậy bạn đã biết đến thành phố nào lớn nhất Việt Nam chưa? Đó là Thủ đô Hà Nội hay TP.Hồ Chí Minh. Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng bhwclub.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Top 7 thành phố lớn nhất Việt Nam

Tiêu chí để lựa chọn ra thành phố lớn nhất Việt Nam không phải chỉ dựa vào diện tích lớn hay bé mà còn phụ thuộc vào mật độ dân số, sự phát triển của nền kinh tế,..Vậy hãy cùng xem thành phố nào lớn nhất Việt Nam nhé!

1. Hà Nội – Thành phố lớn nhất Việt Nam

Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam với vẻ đẹp cổ kính
  • Diện tích: 3.359 km²
  • Dân số: 8.418.883 người. (Tính đến tháng 7/2021)
  • Mật độ dân số: trung bình 2.398 người/km2

Hiện nay tính đến năm 2022 thì Hà Nội chính là thành phố lớn nhất Việt Nam với diện tích lên đến 3.358km2 và dân số 8,41 triệu người. Và Hà Nội cũng là thủ đô của nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hà Nội nằm ở phía tây bắc của trung tâm vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Thành Phố Hà Nội sớm trở thành trung tâm chính trị kinh tế và văn hóa bậc nhất Việt Nam ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Và trong năm 2021 thì Hà Nội cùng TP.Hồ Chí Minh được xếp vào đô thị loại đặc biệt ở nước ta.
Hà Nội không những nổi tiếng với những kiến trúc cổ kính mang đậm nét văn hiến lịch sử mà còn tập trung nhiều trung tâm thương mại lớn bậc nhất Việt Nam như Lotte Center, AEON Mall, chuỗi Vinhomes,..Bên cạnh đó Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa vui chơi công trình thể thao quan trọng của đất nước.
Hơn nữa nền ẩm thực với nhiều nét riêng biệt cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch ghé thăm. 

2. TP. Hồ Chí Minh

TP.Hồ Chí Minh là thành phố trọng điểm kinh tế hàng đầu
  • Diện tích: 2.061 km2
  • Dân số: 8,993 triệu người
  • Mật độ dân số: 4.292 người/km2

Thành phố mang tên Bác” chính là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Với tổng diện tích là 2.061km2 gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố thì hiện nay dân số TP.Hồ Chí Minh đã lên tới hơn 8.9 triệu dân chiếm 8,34% dân số cả nước.
Được xếp vào đô thị đặc biệt vì thế TP.Hồ Chí Minh được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước và cũng là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế với nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch, khai thác mỏ,…
Bên cạnh đó nơi đây cũng là thành phố hiện đại với nhiều trung tâm thương mại giải trí hàng đầu của cả nước.
Vậy nên đây được xem là địa điểm thu hút khách du lịch từ mọi nơi đổ về với số liệu ước tính năm 2019 là khoảng 8.6 triệu khách du lịch.

3. Hải Phòng

Thành Phố Hải Phòng lớn thứ 3 cả nước về diện tích
  • Diện tích: 1.527 km2
  • Dân số: 2.029 triệu người (2019)
  • Mật độ dân số: 1.176 người/km2

Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 về diện tích lớn nhất cả nước. Tuy nhiên Hải Phòng lại là một thành phố cảng biển quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đây là thành phố thuộc một trong năm thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị loại I với diện tích lên đến 1.522km2 và tổng dân số là 2.028 triệu người.
Hải Phòng còn là trung tâm kinh tế, khoa học và kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và cùng với Hà Nội, Quảng Ninh là tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Thành phố hoa phượng đỏ ngoài là một thành phố công nghiệp nó còn là một địa điểm du lịch rất lớn với nhiều văn hóa kiến trúc cổ kính. Bên cạnh đó Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn.
Vậy nên hằng năm Hải Phòng đón một lượng khách du lịch lớn về tham quan.

4. Cần Thơ

Thành Phố Cần Thơ là thành phố trọng điểm khu vực miền Nam
  • Diện tích: 1.409 km²
  • Dân số: 1,282 triệu người (2018)
  • Mật độ dân số: 885 người/km²

Cần Thơ là thành phố sầm uất và phát triển nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện thành phố Cần Thơ là đô thị loại I và là trung tâm kinh tế, văn hóa thương mại lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Với diện tích hơn 1.438km2 và dân số lên đến hơn 1 triệu dân thì hiện nay thành phố này được xem là thành phố lớn hiện đại bậc nhất cũng là khu vực đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh trong khu vực.
Đặc trưng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn ăn trái rộng lớn thì đây chính là nét văn hóa đặc trưng của khu vực Nam Bộ. 

5. Đà Nẵng

Đà Nẵng được lựa chọn là thành phố đáng sống nhất Việt Nam
  • Diện tích: 1.284,9 km²
  • Dân số: 1.134.310 người (2019)
  • Mật độ dân số: 828 người/km² (2019)

Thành phố đáng sống nhất Việt Nam” được xem là thành phố lớn thứ 5 của cả nước về diện tích và mật độ dân số. Và Đà Nẵng cùng là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Đây là một trong những thành phố biến thu hút nhiều khách du lịch là nơi tập trung nhiều địa điểm vui chơi như Bà Nà Hills,Công viên Châu Á, cầu tình yêu,..vì thế nơi này tập trung lượng khách du lịch đổ về cao nhất cả nước.
Là trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội lớn của miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng đóng vai trò là hạt nhân quan trọng để phát triển kinh tế của cả nước.
Năm 2018, Đà Nẵng đại diện Việt Nam lọt Top 10 Địa điểm tốt nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

6. Biên Hòa

Thành phố Biên Hòa thành phố công nghiệp hàng đầu
  • Diện tích: 264,1 km²
  • Dân số: 1,251 triệu (2018)
  • Mật độ dân số: 4.645 người/km2

Biên Hòa là thành phố công nghiệp và cũng là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Thành phố Biên Hòa là thành phố đô thị loại I là đầu mối kinh tế trọng điểm phía Nam.
Có thể nói Biên Hòa là thành phố của khu công nghiệp vì nơi này tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp với sự hình thành của các KCN Biên Hòa,..lớn của cả nước.
Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ và cao hơn dân số của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

7. Thủ Đức

Thủ Đức thành phố mới của Việt Nam
  • Diện tích: 211.56 km²
  • Dân số: 1.013 triệu (2018)
  • Mật độ dân số: 4.792 người/km2

Thủ Đức là thành phố thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh và đây cũng là thành phố mới được thành lập cuối năm 2020 với sự sáp nhập Quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Và đây cũng là đơn vị đầu tiên của Việt Nam phát triển dưới hình thức thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Đây là thành phố trọng điểm phía đông thành phố Hồ Chí Minh với vị trí trọng điểm phía Nam và là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch. 

II. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thành phố nào lớn nhất Việt Nam được nhiều bạn thắc mắc và tìm hiểu. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích với các bạn. Đừng bỏ qua thông tin về thành phố nào nhỏ nhất Việt Nam ở bài viết sau nhé! Cảm ơn các bạn đã đón đọc!