Kết hôn là gì? Điều kiện kết hôn theo pháp luật mới nhất là gì?

Trong cuộc sống con người có một hành vi phổ biến đấy chính là kết hôn. Chúng ta có thể hiểu kết hôn là nghi thức để thiết lập quan hệ vợ chồng giữa hai chủ thế con người với nhau theo quy định của pháp luật. Vậy kết hôn là gì? Điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật là gì? Cùng bhwclub.org tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

I. Khái niệm về kết hôn

Kết hôn là hình thức xác lập quan hệ giữa nam và nữ thành vợ chồng hợp pháp

Kết hôn là gì? Trích theo Khoản 3 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Vậy có thể hiểu đơn giản thì kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Và khi kết hôn thì bên nam và nữ đều phải tuân thủ theo Luật hôn nhân và gia đình theo quy định đăng ký kết hôn tại cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì mới được công nhận là vợ chồng hợp pháp.

II. Điều kiện để kết hôn

Muốn kết hôn cần phải đáp ứng những yêu cầu theo quy định của pháp luật

Để được công nhận từ pháp luật thì bên nam và nữ đều phải tuân thủ theo quy định được đưa ra trong Luật hôn nhân và gia đình. Cụ thể điều kiện để kết hôn là gì?

Theo Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Bên cạnh đó theo Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Và theo Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định rằng:

“Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

III. Quy định về thủ tục đăng ký kết hôn

Thủ tục đăng ký kết hôn phải được làm tại cơ quan có thẩm quyền

Vậy thì quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kết hôn là gì?
Theo đó thì thủ tục đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 18 Luật hộ tịch năm 2014 có quy định như sau:

Đối với hai công dân Việt Nam:

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.”

Công dân Việt nam với người nước ngoài:

Thủ tục của công dân Việt Nam với người nước ngoài được quy định tại Điều 38 Luật hộ tịch 2014 quy định:

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ…”

IV. Ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn

Việc đăng ký vô cùng quan trọng với công dân sinh sống tại Việt nam và công dân người Việt Nam. Vì khi đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì mọi quyền lợi của bạn sẽ được bảo vệ.
Đăng ký kết hôn là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người trong trường hợp có tranh chấp về tài sản theo quy định pháp luật.Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận về tình trạng hôn nhân của một cá nhân.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về kết hôn là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Các bạn có thể thấy kết hôn phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật cho phép. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Có thắc mắc gì hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé!